Thứ Ba, 14 tháng 12, 2010

Nguồn gốc ông già Noel


Có ai chưa từng nghe nói về ông già tươi tắn, râu trắng, trong trang phục màu đỏ mà trẻ em khắp nơi thường chờ đợi vào đêm từ 24/12 sang ngày 25/12? Ông đã trở thành biểu tượng quen thuộc của những lễ hội năm mới đến nỗi chúng ta thậm chí cũng chẳng nghĩ xem từ đâu lại có ông già này.
Ai là ai?
Thánh Nicolai được coi là nguyên mẫu của ông già Noel hiện đại. Ông ra đời trong thế kỷ thứ III ở Likii (Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay).
Ngay từ nhỏ ông đã giúp đỡ người nghèo khó và khi đã trở thành tổng giám mục ông vẫn tiếp tục cứu giúp người hoạn nạn. Truyền thuyết kể rằng ông vẫn cho tiền người nghèo qua khe hở thông gió của các gia đình.
Ở nước Đức cho đến tận bây giờ, vào ngày 6/12 người ta thường tổ chức lễ hội “Nicolaustag”- Ngày của thánh Nicolai.
Bọn trẻ hay đặt giày và ủng của mình ở bên cửa và chờ đợi ông già Nicolai mang quà đến cho chúng. Nhưng chỉ những trẻ em ngoan ngoãn, biết nghe lời người lớn mới được ông tặng quà. Còn những em nào chưa ngoan trong năm đó sẽ có Knekht Ruprekht cầm roi đến “hỏi thăm”.


Trong thế kỷ XVI ở Đức và Hà Lan diễn ra cuộc cách mạng Liuteran. Cuộc cách mạng này huỷ bỏ việc tôn sùng thần thánh, trong đó có cả ngày tưởng nhớ thánh Nicolai.
Những người theo đạo Tin Lành công khai đốt hình ảnh của ông và cấm tặng quà cho trẻ em. Nhưng việc cấm đoán này cũng không ngăn cản được mọi người. Họ tiếp tục bí mật tưởng nhớ đến vị thánh, gọi chệch tên Saint Nikholas thành Sinter Klaas.
Người Hà Lan di cư đã mang sang Mỹ cái tên này và người Mỹ đã sửa lại theo kiểu của mình- Santa Klaus. Hình ảnh của Santa Klaus mà chúng ta được biết là do Kliment Klarc Mur nghĩ ra trong năm 1822.

Trong bài trường ca “The night before Christmas” ông đã miêu tả Santa ở lứa tuổi trung niên và rất vui tính. Nhà văn đã nghĩ ra cả cách xuất hiện của ông trong mỗi nhà- qua ống khói.
Ông già Noel ở Nga
Đón Năm mới vào ngày 1/1 chỉ được bắt đầu từ năm 1699 theo lệnh của Sa hoàng Đại đế. Trước đó việc bắt đầu năm mới chỉ được tính vào ngày 1/9 khi việc thu hoạch mùa màng, một việc quan trọng đối với nhà nông, đã kết thúc.
Nhưng từ đâu lại có nhân vật chính của ngày lễ này? Để tìm hiểu rõ vấn đề này, chúng ta chỉ cần nhớ lại các câu chuyện cổ tích mà các bậc cha mẹ vẫn thường đọc cho con mình nghe hàng đêm là đủ.
Những nhân vật chính của các câu chuyện này là ông già Morozco, Tresknun, ông già mũi đỏ…Từ đó xuất hiện ông già phúc hậu râu dài, mặc áo đỏ, mũ đỏ với bao quà trên vai.
Những hoạ sĩ và các nhà làm phim Liên Xô đã dựng lên hình ảnh, đã quen thuộc với chúng ta, với dụng ý so sánh ông già Noel với Santa Klaus của Mỹ- ông già đã trở nên phổ biến ở châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Ông già Noel và Santa klaus khác nhau ở chỗ nào?
Tất nhiên, ông già Noel khác Santa Klaus ở ngoại hình và cách thức xuất hiện trong mỗi gia đình. Chẳng hạn, ông già Noel mặc áo khoác lông thú dài đến gót chân. Áo có đính những ngôi sao có 8 cánh ánh bạc. Ông mang dây lưng màu trắng có hoa văn màu đỏ. Còn Santa Klaus mang áo khoác lông ngắn, dây lưng màu đen có khoá nịt.
Ông già Noel đi đôi ủng dạ- có đôi ủng này chẳng còn sợ gì băng tuyết trong rừng nữa. Santa Klaus đi giày ống. Ông già Nô el đi xe tam mã, có chiếc gậy bạc và luôn đi cùng cô cháu gái – nàng Bạch Tuyết.
Santa Klaus đeo kính, bay trên những con tuần lộc. Ông hay đi một mình hoặc cùng với những con quỉ lùn.

Không có nhận xét nào: